Lễ hội té nước ở campuchia
Lễ hội té nước ở Campuchia (Bom Chaul Chnam) là một trong những lễ hội lớn, đầy ý nghĩa và vui nhộn không chỉ đối với người dân địa phương mà còn hấp dẫn với nhiều du khách nước ngoài. Du lịch Campuchia và một lần được trải nghiệm tham gia lễ hội té nước độc đáo này chắc chắn sẽ mang đến cho bạn những kỷ niệm khó quên.
Bạn đang xem: Lễ hội té nước ở campuchia
Nội dung bài viết
2 Những trải nghiệm thú vị tại lễ hội té nước ở Campuchia3 Lễ hội té nước ở Campuchia, Lào và Thái Lan có gì khác nhau?Lễ hội té nước ở Campuchia diễn ra khi nào?

Lễ hội té nước ở Campuchia có tên là Bom Chaul Chnam diễn ra vào các ngày 13-15/4 dương lịch, tổ chức cùng lúc với những ngày Tết cổ truyền Chol Chnam Thmay của Campuchia. Lễ hội té nước được hình thành từ xa xưa mừng một mùa lúa thu hoạch thành bội thu, người ta té nước vào nhau để hy vọng một mùa vụ mới thành công.
Vào những ngày này người dân Campuchia mang hoa tươi và lễ vật dâng lên chùa, nghe giảng kinh, thực hiện nghi thức tắm Phật, cắm cờ hoa lên bảo tháp được đắp bằng cát và đổ ra đường lấy nước tạt vào nhau như một lời chúc mừng năm mới.
Những trải nghiệm thú vị tại lễ hội té nước ở Campuchia
Thỏa thích vui chơi cùng với nước

Thay cho lời chúc đầu năm mới, người dân đất nước chùa tháp sẽ tưng bừng chào đón một năm mới với nghi thức dội nước lên nhau. Không chỉ người bản xứ mà những du khách nước ngoài cũng vô cùng háo hức được tham gia lễ hội té nước. Bất kể người lớn, trẻ em, khách du lịch, không phân biệt màu da, ai nấy đều hòa vào màn té nước vui nhộn trong tình thân ái. Mọi người sẽ chuẩn bị riêng cho mình các dụng cụ để tham gia màn té nước mát lạnh như xô, chậu, súng nước, ca,… bên cạnh đó là dịch vụ hỗ trợ cung cấp nước cho người tham gia càng làm tăng phần lôi cuốn.
Thưởng thức điệu múa Apsara truyền thống

Một hoạt động không thể thiếu trong lễ hội là chương trình biểu diễn Apsara truyền thống của Campuchia. Đến với lễ hội, du khách có cơ hội được thưởng thức màn trình diễn điệu múa Apsara cổ truyền, có thể hiểu hơn về đời sống văn hóa của người dân Campuchia. Điệu múa Apsara vốn chỉ múa trong cung đình nhưng ngày nay được biểu diễn rộng rãi tại các lễ tết, hội hè,… Apsara đến nay đã trở thành một tài sản, linh hồn quốc gia Campuchia. Du khách sẽ được chiêm ngưỡng những cô gái xinh đẹp, trang điểm rực rỡ trình diễn điệu múa cổ điển, êm ái nổi tiếng với sự thanh nhã, cao quý và cử chỉ hiền diệu.
Thưởng thức hương vị ẩm thực Khmer truyền thống
Bên cạnh thỏa thích vui đùa với nước, du khách sẽ có cơ hội thưởng thức các món ăn truyền thống đậm chất hương vị Khmer như Amok, cà ri đỏ Khmer, lạp, cua chiên, thịt bò xào kiến,… được dùng chung với các rượu thốt nốt thơm lừng, chắc chắn bạn sẽ có một chuyến đi thư giãn và nhiều tiếng cười sảng khoái.
Lễ hội té nước ở Campuchia, Lào và Thái Lan có gì khác nhau?
Vào giữa tháng 4, các quốc gia ở Đông Nam Á như Campuchia, Lào, Thái Lan lại háo hức đón chào năm mới với những màn té nước vui nhộn. Lễ hội té nước với ý nghĩa như một lời chúc mừng năm mới, xua tan xui xẻo, cuốn trôi mệt mỏi, mang lại sự sinh sôi, may mắn.
Xem thêm: Tour Du Lịch Huế 3 Ngày 2 Đêm Chi Tiết A, Tour Du Lịch Huế 3 Ngày 2 Đêm (Free & Easy)
Tuy vậy, cùng diễn ra cùng khoảng thời gian và mang cùng ý nghĩa nhưng Lễ hội Té Nước ở mỗi quốc gia lại có tên gọi và những tập tục rất riêng mang đậm văn hóa mỗi vùng. Cùng khám phá Lễ hội té nước ở Campuchia, Lào và Thái Lan có gì khác nhau nhé!
Thiêng liêng lễ hội Bom Chaul Chnam ở Campuchia

Lễ hội té nước ở Campuchia được gọi là Bom Chaul Chnam, được tổ chức vào các ngày 13-15/4 hàng năm. Lễ hội là dịp người dân Campuchia hướng về Đức Phật và đón một năm mới sắp đến. Vào những ngày này, nhà nhà đều trang trí nhà cửa sạch đẹp, nhất là những ngôi chùa và con đường dẫn đến Hoàng Cung. Ngày đầu năm mới, người dân mặc đồ đẹp, lên chùa lễ phật và nghe các nhà sư tụng kinh, chúc phúc, diễn ra nghi thức tắm Phật. Sau đó, người dân bắt đầu té nước vào nhau thay cho lời chúc mừng năm mới.
Người Campuchia còn tập tục đắp núi cát, thành 8 hoặc 4 ngọn núi nhỏ ở các hướng và một cái ở trung tâm, tượng trưng cho vũ trụ, mưa thuận gió hòa, người dân có thể thay cát bằng gạo, bánh hoặc trái cây. Bên cạnh đó, vào ngày này Campuchia còn tổ chức nhiều trò chơi dân gian, ca hát và nhảy múa vũ điệu Apsara truyền thống vô cùng vui nhộn.
Đậm đà bản sắc với Tết Bunpimay ở Lào

Lễ hội té nước ở Lào còn gọi là Tết Bunpimay (gọi tắt là Bun), cùng diễn ra cùng thời điểm với Campuchia. Vào dịp lễ này người dân Lào cũng trang trí nhà cửa, tập trung ở chùa làm lễ nghe các nhà sư giảng đạo, tắm Phật bằng nước thơm, sau đó người dân té nước vào các nhà sư, chùa, bàn thờ, nhà cửa, dụng cụ sản xuất, gia súc với niềm tin gột rửa mọi xui xẻo, điều xấu xa, bệnh tật và đón mọi điều tốt đẹp. Người nhỏ tuổi hơn té nước vào người lớn để chúc phúc sức khỏe và sống lâu, bạn bè té nước vào nhau chúc may mắn. Người dân Lào trang trí nhà cửa bằng những loài hoa Muồng vàng, một loài hoa đặc trưng nở rộ vào những ngày này. Cũng giống với Campuchia, người Lào cũng đắp núi cát ở sân chùa được trang trí bằng cờ, hoa,… để cầu nguyện những điều lành.
Ngoài nghi lễ té nước, người dân Lào có một tập tục khá độc đáo là buộc chỉ xanh hoặc đỏ ở cổ tay khi có người đến thăm nhà. Những sợi chỉ này tượng trưng cho sức khỏe và hạnh phúc. Họ tin rằng ai có càng nhiều sợi chỉ buộc ở tay thì sẽ có một năm may mắn và hạnh phúc.
Tưng bừng, sôi động với lễ hội té nước Songkran Thái Lan

Cũng với những nghi lễ tôn kính với Đức Phật, lễ hội té nước Songkran ở Thái Lan lại diễn ra vô cùng sôi động và từng bừng với những cuộc thi, sự kiện thú vị diễn ra liên tục suốt 3 ngày thu hút rất nhiều người tham gia, đặc biệt là các du khách nước ngoài. Người dân Thái lên chùa lễ Phật, tắm nước thơm lên Phật, đắp các núi cát nhỏ để cầu nguyện.
Xem thêm: Khách Sạn Maison Vy Hội An, The Best Price Maison Vy Hotel Hoi An 2022
Khác với Campuchia là không dùng súng nước để té nước vào nhau thì Thái Lan lại cho sử dụng thậm chí là ném bóng nước vui nhộn. Bên cạnh lễ hội té nước sôi động, Thái Lan còn tổ chức cuộc thi sắc đẹp Miss Songkran, kể cả những người đẹp chuyển giới cũng được tham gia. Thái Lan hoàn toàn hoan nghênh những người không cùng màu da, sắc tộc, tôn giáo đều có thể tham gia té nước thể hiện tình hữu nghị, đoàn kết.