Đi máy bay trong nước cần những giấy tờ gì
(Chinhphu.vn) - Theo phản ánh của ông Ngô Tất Đạt, hiện nay trường hợp mất Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân muốn đi máy bay thì phải làm Giấy xác nhận nhân thân theo mẫu của Bộ Giao thông vận tải. Tuy nhiên, khi mang mẫu xác nhận nhân thân về công an xã xin dấu thì chỉ được cấp cho Thông báo số định danh cá nhân.
Trong khi đó, an ninh sân bay lại không chấp nhận Thông báo số định danh cá nhân vì Bộ Giao thông vận tải chưa có văn bản hướng dẫn. Ông Đạt kiến nghị Bộ Công an và Bộ Giao thông vận tải thống nhất ra văn bản hướng dẫn sử dụng app VNeID thay thế Căn cước công dân vật lý để thực hiện chuyến bay.
Bạn đang xem: đi máy bay trong nước cần những giấy tờ gì
Về vấn đề này, Bộ Giao thông vận tải trả lời như sau:
1. Hộ chiếu hoặc giấy thông hành, thị thực rời;
2. Thẻ thường trú, thẻ tạm trú;
3. Chứng minh nhân dân, Thẻ Căn cước công dân;
4. Giấy chứng minh, chứng nhận của Công an nhân dân;
5. Giấy chứng minh, chứng nhận của Quân đội nhân dân;
6. Thẻ Đại biểu Quốc hội;
7. Thẻ Đảng viên;
8. Thẻ Nhà báo;
9. Giấy phép lái xe ô tô, mô tô;
10. Thẻ của Ủy ban An ninh hàng không dân dụng quốc gia;
11. Thẻ kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay loại có giá trị sử dụng dài hạn;
12. Thẻ nhận dạng của các Hãng hàng không Việt Nam.
Trong trường hợp không có các giấy tờ nêu trên, có thể dùng giấy xác nhận nhân thân do công an phường, xã nơi thường trú hoặc tạm trú xác nhận để thay thế. Giấy xác nhận nhân thân không có mẫu, chỉ cần có có các thông tin thể hiện các nội dung sau:
- Cơ quan xác nhận, người xác nhận;
- Ngày, tháng, năm xác nhận;
- Họ và tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, quê quán, nơi thường trú của người được xác nhận;
- Lý do xác nhận.
Giấy xác nhận nhân thân phải được dán ảnh, đóng dấu giáp lai và chỉ có giá trị trong vòng 30 ngày kể từ ngày xác nhận.
Triển khai quy định nêu trên, Cục Hàng không Việt Nam đã có văn bản trao đổi với Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (Cục C06) - Bộ Công an. Cục C06 đã có văn bản hướng dẫn Công an xã, phường, thị trấn thực hiện việc xác nhận theo quy định tại Thông tư số 13/2019/TT-BGTVT.
Xem thêm: Tổng Hợp Kinh Nghiệm Du Lịch Cát Bà Tự Túc Siêu Chi Tiết, Kinh Nghiệm Du Lịch Cát Bà Hải Phòng Tự Túc 2023
Thông báo số định danh cá nhân và thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (Thông báo số định danh cá nhân) có chứa các thông tin về họ và tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, quê quán, nơi thường trú của người được xác nhận. Tuy nhiên tài liệu này không có dán ảnh, đóng dấu giáp lai và không có lý do về việc sử dụng Thông báo số định danh cá nhân. Do đó hành khách chưa thể sử dụng tài liệu này thay thế cho Giấy xác nhận nhân thân.
Thí điểm dùng Căn cước công dân gắn chíp làm thủ tục hàng không
Khoản 2, Điều 5 của Nghị định số 59/2022/NĐ-CP nêu rõ: Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức cung cấp dịch vụ công khai thác thông tin trong hệ thống định danh và xác thực điện tử qua ứng dụng VNelD, trang thông tin định danh điện tử, thẻ Căn cước công dân gắn chíp điện tử bằng thiết bị, phần mềm đáp ứng yêu cầu kỹ thuật do Bộ Công an hướng dẫn.
Theo quy định trên, lực lượng kiểm soát an ninh hàng không là thực thể được cung cấp dịch vụ công, có thể tiến hành xác thực điện tử cho "Tài khoản định danh điện tử mức độ 2" trên VNeID thay thế cho thẻ Căn cước công dân, Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế, theo hướng dẫn của Bộ Công an.
Nhằm triển khai tiện ích của thẻ Căn cước công dân gắn chíp điện tử, từ tháng 5/2021, Cục Hàng không Việt Nam và Cục C06 đã tích cực phối hợp và khảo sát hạ tầng kỹ thuật của các cảng hàng không, hãng hàng không.
Xem thêm: Khách Sạn Mường Thanh Thợ Nhuộm, Top 4 Điều Đắt Giá Về Khách Sạn Mường Thanh Thợ
Cục Hàng không Việt Nam cũng nêu vướng mắc trong việc triển khai xác thực điện tử cho "Tài khoản định danh điện tử mức độ 2" trên VNeID thay thế cho thẻ Căn cước công dân, Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế và đề nghị Cục C06 - Bộ Công an có hướng dẫn triển khai.